| Vào năm 1909 khi mọi người mừng Mother’s Day, lễ cho Mẹ, thì bà Sonora Smart Dodd bùi ngùi liên tưởng đến cha, là ông William Smart. Mẹ bà chết khi sanh đứa con thứ sáu, để lại gánh nặng gia đình cho người chồng cựu chiến binh. Ông Smart vừa làm lụng mưu sinh, vừa nuôi dạy đàn con gồm một trẻ sơ sinh và năm đứa nhỏ. Đến khi lớn khôn, hiểu ra được sự hy sinh ấy, Sonora vận động với giới chức chính phủ, xin dành ra một ngày trong năm để vinh danh các người cha. Sonora yêu cầu là vào tháng Sáu, tháng sinh của cha bà. Đến năm 1966 thì tổng thống Lyndon Johnson công bố dành Chủ Nhật thứ 3 trong tháng 6 hằng năm, làm Father’s Day. Tới nay thì trên thế giới, ít ra có 44 quốc gia từ Mỹ sang Âu qua Á và Phi châu mừng Father’s Day vào cùng ngày đó. Vào năm 1972, Tổng Thống Mỹ Richard Nixon đã quyết định chọn ngày Chúa
Nhật thứ 3 của tháng 6 chính thức là Quốc Lễ dành riêng cho những người
Cha. Như thế, Ngày của Cha đã được hình thành từ ký ức và lòng biết ơn
của một người con gái luôn tin rằng cha của cô và tất cả những người
cha khác đều xứng đáng được tôn vinh vào một ngày thật đặc biệt. Vào ngày này, mọi người thường tự làm thiệp gửi những lời yêu thương,
những lời chúc tốt đẹp nhất đến cha mình hoặc mua hoa, mua quà tặng cho
cha. Trong các xã hội Á đông như Việt Nam, người cha ít bày tỏ tình cảm với con cái, nhiều như người mẹ. Chúng ta thường nói về Mẹ mà ít đề cập đến công lao của Cha. Có một bài viết lột tả tình Cha dành cho con, phân tích về tình cảm này: đó là bài “Một Bông Hồng Tặng Cha” của nhà văn Võ Hồng. : “… Cha thương
con nhưng cuộc sống phân công, mỗi người mỗi việc. Mẹ như cọng mảnh, nhánh thấp
càng gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững chắc, bám rễ, hút
nhựa nuôi hoa, nuôi trái. Thân vươn lên những nhánh cao, phủ trên đầu che mưa
che nắng.
Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ lạt lòng, cha phải giữ kỷ cương. Mẹ chín bỏ làm mười, cha phải cầm cân nảy mực …”
|
HMN Tổng hợp từ Internet